Doanh nghiệp Việt chen chân trong chuỗi cung ứng ngành hàng không

 

HÀNG KHÔNG PHỤC HỒI MẠNH MẼ, NHU CẦU MÁY BAY TĂNG CAO

Thông tin tại triển lãm cho thấy ngành hàng không đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và ước tính phục vụ khoảng 8 tỷ hành khách vào năm 2037, với hàng chục nghìn máy bay được sản xuất mới.

"Thành phố đã và đang có nhiều chính sách, biện pháp thiết thực hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá môi trường đầu tư Hà Nội và nghiên cứu đối tác tiềm năng", lãnh đạo Sở Công thương TP. Hà Nội khẳng định.

DOANH NGHIỆP VIỆT "CHEN CHÂN" VÀO CHUỖI CUNG ỨNG

Để sản xuất một chiếc máy bay cần tới hơn 6 triệu linh kiện và hiện nhiều nhà cung cấp Việt Nam đã và đang hỗ trợ sản xuất một số thành phần máy bay thương mại của các "ông lớn" sản xuất máy bay hàng đầu thế giới như Boeing, Airbus như: cấu trúc máy bay, linh kiện điện tử và vật liệu tổng hợp... trong nhiều năm qua.

CyberTech hiện là một "mắt xích" trong chuỗi cung ứng linh phụ kiện ngành công nghiệp hàng không.
CyberTech hiện là một "mắt xích" trong chuỗi cung ứng linh phụ kiện ngành công nghiệp hàng không.

Chia sẻ tại triển lãm, đại diện Công ty CyberTech Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, cho biết đơn vị đảm nhận nhiều công đoạn trong sản xuất những linh kiện nhỏ, gia công theo nhu cầu khách hàng trong nhiều ngành nghề, đặc biệt phục vụ ngành công nghiệp hàng không.

Với thế mạnh về mảng cơ khí chính xác, CyberTech cũng là một "mắt xích" trong chuỗi cung ứng linh phụ kiện của Hyundai và nhiều doanh nghiệp đầu ngành khác.

Còn doanh nghiệp AIG Holdings phân phối độc quyền dầu làm mát gia công kim loại mang thương hiệu Oemeta đến từ Đức, sử dụng cho các công đoạn gia công nêu trên.

Cũng theo đánh giá của đại diện Công ty CyberTech, thời điểm ban đầu, khi một doanh nghiệp như Samsung hay Honda đều mang theo cả chuỗi sản xuất, gia công sang Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi phải tính toán tài toán cạnh tranh về giá và nhiều nhân tố khác, các doanh nghiệp này bắt đầu chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam, đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt "chen chân" vào chuỗi cung ứng toán cầu.

Cũng tại triển lãm, nhiều đơn vị trưng bày các thiết bị, công nghệ hàng không tiên tiến, các mô hình máy bay hiện đại, nâng cao hiệu suất hoạt động, chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là nhiên liệu hàng không bền vững và áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu... Cùng với đó, triển lãm cũng quy tụ nhiều đơn vị cung cấp các công nghệ đổi mới như luồng kỹ thuật số, vật liệu composite cacbon, thiết kế động cơ tỷ suất đốt cao và các cải tiến khí động học khác nhằm cải thiện hiệu quả môi trường.

Dự Hội chợ triển lãm quốc tế AeroExpo Hanoi & Vietnam Aviation Forum 2023 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội có sự góp mặt của các hãng hàng không lớn trên thế giới như: Airbus, Boeing, Safran, Thales, Mitsubishi, Parker, các hãng hàng không Trung Quốc như China Southern, China Eastern và khoảng 50 doanh nghiệp nước ngoài trên khắp thế giới như: Mỹ, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

 

Nguồn: https://vneconomy.vn/

Facebook Youtube
backtotop hover