Dự báo khởi sắc cho ngành công nghệ và cơ khí chế tạo máy

Trải qua năm 2020 và 2021 tĩnh lặng, làn gió hồi sinh của ngành cơ khí chế tạo và những tín hiệu khả quan của thị trường sản xuất đang dần quay lại 

Năm 2020 và 2021 trôi qua khá tĩnh lặng với thị trường cơ khí khi đương đầu với dịch bệnh và giới hạn về vận chuyển địa lý. 4 tháng đầu năm, ngành cơ khí nói riêng cũng như ngành sản xuất nói chung có những dấu hiệu phát triển tích cực với chỉ số sản xuất tăng trưởng 9.4% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Thị trường cơ khí Việt Nam triển vọng 300 tỷ USD

Theo Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam (VAMI), tổng nhu cầu thị trường cơ khí của Việt Nam từ nay đến năm 2030 có thể đạt hơn 300 tỷ USD. Ngành cơ khí trong nước đã từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Các chuyên gia kinh tế đầu ngành luôn đánh giá thị trường ngành cơ khí Việt Nam đầy tiềm năng và cơ hội. Tuy nhiên, có thể nói ngành cơ khí Việt Nam là viên ngọc chưa được khai thác hết khi tổng doanh nghiệp sản xuất chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu của nội địa. Đa số các doanh nghiệp cơ khí trong nước phổ biến là quy mô nhỏ, thiếu điều kiện phát triển năng lực canh tranh cao cũng như chưa sở hữu công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí.

2022 chính là cơ hội, bước đà quan trọng để ngành cơ khí dần hồi sinh và phát triển vượt bậc. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ đón đầu được thị trường, tạo ra cú chuyển mình để tăng trưởng.

 

 

Facebook Youtube
backtotop hover